

Lợi nhuận giảm mạnh chủ yếu do giảm khoảng quảng cáo, hoạt động thanh lý
"T p.HCM mà không còn thấy ánh đèn của Vinasun thì sẽ rất buồn"
Cổ đông lớn từ Tập đoàn HIPT vào HĐQT
Đại hội lần này cũng thông qua đơn từ nhiệm Thành viên HĐQT của bà Huỳnh Thanh Bình Minh cho nhiệm kỳ 2022-2027 theo nguyện vọng cá nhân. Người được bầu thay thế là ông Lê Hải Đoàn (sinh năm 1978), hiện đang là Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn HIPT.
Được biết, ông Lê Hải Đoàn đã trở thành cổ đông lớn của Vinasun trong tháng cuối năm 2024, sau khi nâng tỷ lệ sở hữu lên 6,01% vốn điều lệ (tương đương sở hữu hơn 4 triệu cp). Sau đó, trong tháng 1/2025, ông Đoàn mua thỏa thuận thêm 2 triệu cổ phiếu nữa từ Tael Two Partners Ltd – cổ đông vừa thoái toàn bộ vốn tại Vinasun sau hơn 10 năm gắn bó - qua đó nâng tỷ lệ lên 8,96%.
Ông Lê Hải Đoàn hiện đang trực tiếp sở hữu 13,61% cổ phần tại Vinasun. Ngoài ra, Tập đoàn HIPT đang nắm giữ 3,4% cổ phần. Như vậy, nhóm cổ đông từ HIPT đang sở hữu khoảng 17% vốn điều lệ của Vinasun.
Thảo luận tại Đại hội
1. Liệu phương án thay thế xe cũ bằng xe hybrid Toyota có mang lại hiệu quả? Có phương án nào giúp giảm giá vốn hàng bán?
Việc sử dụng xe mới cần nhìn nhận trên hai khía cạnh. Thứ nhất, xã hội đang chuyển hướng sang sử dụng phương tiện tiết kiệm nhiên liệu và giảm khí thải. Vinasun đã chọn xe hybrid – dòng xe có giá gấp 1,4-1,5 lần so với xe xanh nhưng giá cước tương đương và có thể cạnh tranh với xe điện.
Thứ hai, đầu tư xe hybrid sẽ làm tăng chi phí khấu hao và giá vốn. Tuy nhiên, nếu không đổi mới, liệu công ty có đạt được doanh thu kỳ vọng? Khách hàng hiện rất quan tâm đến dòng xe này. Đây là một cách để nâng cao chất lượng dịch vụ và khả năng cạnh tranh.
2. Giá cổ phiếu đang thấp nhất nhiều năm. Vậy Công ty có kế hoạch mua cổ phiếu quỹ không?
Giá cổ phiếu VNS đang ở mức thấp, trong khi lượng cổ phiếu trôi nổi trên thị trường chỉ vào khoảng 2-3%. Việc mua cổ phiếu quỹ phụ thuộc vào dòng tiền. Trước hết, công ty cần đảm bảo cổ tức ổn định khoảng 10-15%/năm và duy trì đầu tư xe mới, bao gồm cả các chi phí như lệ phí trước bạ.
3. Xe điện đang phát triển mạnh. Thị phần của Vinasun hiện thế nào và tầm nhìn phát triển thời gian tới ra sao?
Mỗi doanh nghiệp có chiến lược riêng. Một hãng xe điện trong hai năm qua đã tăng vốn lên 18.000 tỷ đồng, trong khi vốn chủ sở hữu của Vinasun chỉ hơn 1.100 tỷ đồng. Grab – đối thủ lớn của Vinasun – đã huy động đến 12 tỷ USD.
Dù vậy, Vinasun vẫn tự hào là công ty taxi gắn bó với Tp.HCM. Vào một ngày nào đó, nếu khách du lịch không còn thấy ánh đèn Vinasun, đó sẽ là điều đáng buồn.
Vinasun gần như tự lực trong hoạt động. Mỗi năm vẫn có xe mới, có lợi nhuận và chia cổ tức. Trong ngành taxi, đây là cuộc chiến dài hơi. Grab sau 12 năm vẫn chưa có lãi, đang lỗ lũy kế khoảng 3.000 tỷ đồng tại Việt Nam đến cuối năm 2024.
Vinasun chỉ đặt mục tiêu lãi vài chục tỷ đồng trong môi trường cạnh tranh gay gắt. Sắp tới, công ty sẽ ra mắt dòng xe chưa có đối thủ nào có. Ban lãnh đạo mong cổ đông thấu hiểu và đồng hành.
4. Nếu hoàn nhập quỹ dự phòng, Công ty có thể nâng cổ tức lên 15% không?
Quỹ đầu tư phát triển gồm cả quỹ dự phòng tài chính hơn 70 tỷ đồng và phần còn lại là quỹ đầu tư. Từ năm 2018-2019, Công ty không còn trích lập hay sử dụng khoản này, nên hiện chỉ ghi nhận quỹ đầu tư phát triển trên báo cáo. Nếu thực hiện bút toán sử dụng, sẽ cần truy nguồn gốc quỹ.
Về cổ tức, Công ty luôn muốn đảm bảo quyền lợi cổ đông nhưng cũng cần tính toán nguồn dự trữ để duy trì hoạt động dài hạn. Đầu tư xe hybrid không giống xe xanh, nguồn cung khan hiếm, cần phối hợp với các đối tác và tính toán thời điểm nhận xe.
Nguồn: Nhịp sống thị trường